Những mẹo hay khi mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên

Tham khảo giá trước khi mua hàng sẽ giúp bạn mua hàng thông minh cho dù những món đồ ấy chỉ là ở chợ sinh viên.
1
Chợ sinh viên ở Hà Nội?

Ở Hà Nội mọc lên rất nhiều khu chợ đầu mối, chợ tạm, song khi nhắc đến chợ sinh viên không thể bỏ qua những khu chợ nổi tiếng như chợ nhà Xanh, chợ đêm Dịch Vọng, chợ đêm phố cổ, chợ Phùng Khoang… Khi đi shopping ở các chợ này, hầu hết quần áo, trang sức, giày dép đều rất rẻ, giá chỉ dao động từ 10k – 250k. Chính vì những ưu điểm đó mà các sinh viên trên địa bàn Hà Nội chọn những khu chợ này là ‘thiên đường mua sắm’ để mua hàng giá rẻ cho mình.

2
Nên đi đông người mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên

Khi đi mua đồ ở chợ sinh viên, tốt nhất để mua được hàng đẹp, rẻ, chất lượng tốt và hợp với mình bạn nên rủ thêm bạn bè, người thân đi cùng. Đi chợ sinh viên một với một nhóm bạn, họ sẽ giúp bạn trả giá (nếu bạn không biết cách), đưa ra cho bạn những lời khuyên về chất liệu, kiểu dáng, và đặc biệt ‘mắt người ngoài’ nhìn sẽ chuẩn hơn để xem món đồ đó có hợp với bạn không.

3
Tham khảo giá 1 vòng quanh chợ

Các khu chợ sinh viên, chợ đêm ở Hà Nội khá đông và rộng. Chính vì vậy để mua hàng giá rẻ bạn không cần quá vội vàng trả giá và mua ngay, tốt nhất nên đi 1 vòng quanh chợ để ngắm mẫu mã, tham khảo giá cả… sau khi ưng ý hoàn toàn bạn hãng nên quyết định mua. Tham khảo giá trước khi mua hàng sẽ giúp bạn mua hàng thông minh cho dù những món đồ ấy chỉ là ở chợ sinh viên.

4
Tỏ ra thông thạo mua sắm và dám trả giá

Đừng nghĩ rằng khi đi mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên các mặt hàng đều đồng giá, hoặc người bán nói giá là đã rẻ nhé. Cho dù mức giá đó so với những shop khác là rẻ song khi mua bán hãy cứ mạnh dạn trả giá, mặc cả. Hầu hết các mặt hành quần áo ở chợ sinh viên đều là hàng Trung Quốc, nên khi nhập giá đã rất rẻ, và cho dù bán ra với mức giá 50-100k thì các chủ thương đã tính toán kỹ lưỡng và ăn lãi nhiều rồi.

Bên cạnh đó, đừng tỏ ra mình hiền lành khi mua đồ ở chợ sinh viên, không nên quá dè dặt khi mặc cả. Nếu bạn không biết cách mặc cả có thể nhờ bạn bè, một con ‘gà’ khi đi chợ, cho dù là mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên vẫn có thể bị ‘bóp’ đấy.
5
Không nhận xét hàng xấu, đẹp, đắt, rẻ trước mặt người bán

Người bán hàng kỵ nhất là khách hàng nhận xét sản phẩm ngay trước mặt mình. Nếu đó là lời khen, ưng ý thì không sao, song nếu là những câu chê bai về chất liệu, kiểu dáng, chắc chắn bạn sẽ bị ‘tạt’ ngay bằng những câu như: tiền nào của đấy, không mua thì thôi đi chỗ khác, tiền ít lại còn đòi của ngon… Điều này bạn cũng nên chú ý khi đi chợ sinh viên, bởi cho dù chỉ là mua hàng giá rẻ song vẫn cần giữ phép lịch sự giữa người mua và người bán.

6
Hạn chế đi chợ vào sáng sớm

Sáng sớm hoặc đầu giờ chiều thường là lúc các cửa hàng mới mở cửa, nên hạn chế đi mua đồ vào khoảng thời gian này bởi bạn sẽ đóng vai trò ‘người mở hàng’. Nếu xem mà không mua sẽ khiến nhiều chủ thương khó chịu, trong khi nếu đồng ý mua ngay thì bạn lại chưa thể đi ngắm các gian hàng khác. Vì vậy cho dù là đi mua hàng giá rẻ, song tốt nhất nên chọn đi chợ sinh viên vào tầm gần trưa, cuối chiều và buổi tối.

7
Không mang nhiều đồ giá trị khi đi chợ

Chợ sinh viên, chợ đêm thường khá đông người vì vậy để đảm bảo an toàn cả người và ‘của’ bạn nên hạn chế mang những món đồ giá trị đi kèm để tránh kẻ gian móc túi, trộm cắp. Mua hàng giá rẻ ở chợ sinh viên sẽ khiến bạn mải mê trong những món đồ giá hời mà quên đề phòng, vì vậy nếu không cẩn thận thì tính ra bạn mua phải những món đồ còn đắt hơn nhiều lần ở shop đấy.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *